Nơi trưng diện vẻ đẹp của nhà gươl

Nơi trưng diện vẻ đẹp của nhà gươl

KTNĐ – Nhà làng (gươl) của người Cơ Tu là di sản kiến trúc đa chức năng gắn bó với cuộc sống tâm linh, văn hóa của cộng đồng. Nét độc đáo của nhà gươl là có sự gắn kết giữa kiến trúc và nghệ thuật trang trí.

A5 Hình ảnh thú rừng thể hiện trên tấm ván thưng nhà làng_resize

Mỗi chi tiết kiến trúc vừa đảm nhận chức năng liên kết, làm vững chắc theo kỹ thuật làm nhà truyền thống vừa có chức năng thẩm mỹ, có sức biểu cảm, làm mọi người thêm yêu thích khi được đến vui chơi, sinh hoạt dưới mái ấm của cộng đồng.

Vì vậy, trong toàn bộ kết cấu của nhà làng, ở đâu có chi tiết kiến trúc là ở đó có tác phẩm trang trí, tạo hình như trên nóc, trên vách, cột cái, cột con, xà ngang, xà dọc… Đặc biệt trên các tấm lan can, vách ngăn ở nhà gươl.

Lan can để che xung quanh nhà làng, được làm bằng những tấm ván dày kết nối với nhau bằng kết cấu ngoàm ở 4 góc nhà, phần cuối của tấm ván.

Lan can là chi tiết kiến trúc được đồng bào đầu tư rất kỳ công. Những thanh niên khỏe mạnh, có sức vóc được phân công vào rừng tìm những cây lớn mang về làm thành 4 tấm lan can che xung quanh nhà gươl.

A14 Lễ hội trước sân nhà làng_resize

A1 Phù điêu và hoa văn trên lan can_resize

A10 Phù điêu Dệt vải_resize

Không đơn thuần là những tấm che mưa chắn gió, lan can nhà gươl còn đóng vai trò là những tấm lá chắn của một công trình phòng thủ của làng. Tại đây, khoảng hở giữa bộ mái dày và tấm lan can vững chắc chính là “lỗ châu mai” để các chiến binh Cơ Tu có thể xỉa giáo hoặc bắn tên ra ngoài mà không sợ bị “chọc sườn” hoặc “tập hậu”.

Rất có thể ở giai đoạn ban đầu, tính phòng thủ của nhà gươl đóng một vai trò quan trọng nên hầu hết các ngôi nhà gươl này đều không trổ cửa, người ta thường bước ngang qua nó để vào trong nhà.

Nếu là các cây cột thì đồng bào gần như để nguyên cây, đo chiều cao tương ứng với ngôi nhà và dựng lên thành hàng cột chính cột phụ, còn lan can thì phải gia công rất nhiều.

Các nghệ nhân hướng dẫn thanh niên dùng rìu đẽo cây gỗ thành tấm ván dài, vừa đẽo vừa tạo tác những bức tượng, phù điêu, vẽ những bức tranh lên ngay trên đó.

A6 Tấm ván thưng thể hiện hình ảnh lễ hội và chim tring_resize

A3 Phù điêu trang trí trên tâm ván thưng mặt tiền nhà làng_resize

A11 Phù điêu Lễ hội ăn trâu_resize

Trên các tâm lan can, nhất là tấm đặt ở mặt tiền, là nơi lý tưởng để các họa sĩ Cơ Tu thả hồn bay bổng miêu tả hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội, tạo nên những bức tranh đa dạng.

Sinh hoạt lễ hội cộng đồng luôn là đề tài chủ đạo mà tranh dân gian tập trung phản ánh. Người phụ nữ múa quanh cây nêu, quanh con trâu trong lễ hiến tế thần linh được miêu tả cô đọng, giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau.

Hình tượng người phụ nữ múa (da dắ) xen giữa hình tượng người đàn ông nhảy hội (tân tung) với vũ khí trên tay, người thì trong tư thế chuẩn bị đâm trâu, người múa võ, xen vào đó là hình tượng cây nêu, con trâu, điểm xuyết thêm những hoa văn, hoa lá, trời mây… làm bức tranh trở nên sống động.

Từ những sinh hoạt thường ngày của con người đến đời sống của loài vật. Từ những linh vật được tôn thờ đến những con vật kỳ dị được tưởng tượng ra… Hầu như mọi mặt đời sống của người Cơ Tu được tái hiện một cách sống động bằng những hình vẽ đơn sơ và những khối điêu khắc thô mộc nhưng lại hết sức cô đọng và giàu tính biểu cảm.

A9 Phù điêu uống rượu cần_resize

A13 Bức phù điêu Cảnh sinh hoạt hàng ngày_resize_resize

A4 Những bức phù điêu và tranh vẽ đầy màu sắc trên tấm ván thưng trong nhà làng_resize

Nếu như mái nhà hình mu rùa vươn lên cao tạo nên vóc dáng của gươl tạc vào núi rừng Trường Sơn hùng vĩ thì tấm ván thưng, lan can đặt trước và sau ngôi nhà làng là không gian dành cho nghệ thuật tạo hình, nơi nghệ nhân gửi gắm nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa mang đậm dấu ấn tộc người.

Không gian trang trí kỳ công đó luôn thổi hồn cho nhà làng mang vẻ đẹp ngàn xưa, làm cho nơi đây thực sự là một bảo tàng sống lưu giữ, trưng diện những sáng tác mang hơi thở cuộc sống của người dân.

Cùng với nhiều chi tiết, đường nét khác, lan can nhà gươl là một điểm nhấn tạo nên giá trị cho di sản kiến trúc nhà làng của tộc người Cơ Tu.

A2 Nhà làng truyền thống của người Cơ Tu_resize

A8 Sau khi tạc tượng, phù điêu các nghệ nhân gắn tâm ván thưng vào nhà làng_resize

 

BÀI & ẢNH: TẤN VỊNH

Tạp chí Kiến Trúc Nhà Đẹp – số 1 & 2-2016

Có thể bạn thích

Du Lịch Kiến Trúc

Giữa tàn tro của thánh địa Bà La Môn bí ẩn

KTNĐ – Tiếng nói hoang tàn cũng có lúc được vang lên, vì nó là một phần thực thể quá khứ của chúng ta. Tất cả trong đổ nát. Tất

Du Lịch Kiến Trúc

Mùa đông Ottawa

KTNĐ – Không hiểu sao tôi luôn nhớ đến những ngày mùa đông ở Ottawa, Canada với cái lạnh, buốt như dao cắt vào da mà vẫn thấy thích vì

Du Lịch Kiến Trúc

NHỮNG NGỌN PENJOR VÀ ĐỈNH THÁP THIÊNG

Trong mảng sáng tối loang lổ, những mảng rêu xanh, những bức tường gạch, các mảng phù điêu trên sa thạch cùng đan xen đưa tới cảm giác kính sợ