Diện mạo mới của những chung cư cũ

Diện mạo mới của những chung cư cũ

KTNĐ – Không chỉ là những không gian thư giãn, quán xá, những không gian mới và “chất” xuất hiện ngày càng nhiều đã góp phần thay đổi chất lượng sống của các chung cư cũ (đặc biệt là trong cải thiện các tiện ích). Nhìn ở mặt tích cực, diện mạo mới này như làm cho những tòa nhà cũ được sống động thêm lần nữa.

bt 05_resizeKhông gian chung cư cũ trở nên sống động hơn, nhất là về đêm với các hình thức cafe, nhà hàng, shop lưu niệm…

bantron_DoanVanDuongĐOÀN VĂN DƯỠNG – THIẾT KẾ NỘI THẤT

Tôi nhận thấy có một “quỹ giá trị” các không gian chung cư cũ hiện nay chưa được hiểu và khai thác đúng mức. Ở châu Âu, người ta khéo tận dụng từng khối nhà xưa, từng góc phố hay căn hộ dù cũ kỹ để khai thác cả về thương mại lẫn nghệ thuật, dĩ nhiên trong khuôn khổ luật lệ cho phép. Theo tôi, ngồi café trong chung cư cũ có view đẹp khu trung tâm mới là nhàn nhã, sành điệu, chứ các quán xá kiểu thức ăn nhanh, café thương hiệu toàn cầu… tại các trung tâm thương mại lớn chỉ là nơi ghé qua rồi đi, không mang nặng tâm thức và hồn của nơi sống.

bt 14_resize

Cách ứng xử với chung cư cũ do đó luôn phải là sự trân trọng, chứ không phải là sự ái ngại vì nhếch nhác xuống cấp. Tôi ngạc nhiên vì sao ở TP.HCM rất nhiều căn hộ có điều kiện thông gió tự nhiên tốt lại không khai thác, mà cứ đi bọc mặt dựng kính rồi trang trí chi chít, bật điều hòa chạy suốt. Nhiều chung cư mới xây hiện nay nhìn vào chủ yếu là mảng miếng đơn điệu, bề mặt nhôm kính chiếm tỷ lệ cao, nhưng khó trang trí nội thất có được cái hồn như chung cư cũ. Thời nào có chuẩn thẩm mỹ của thời đó, chung cư cũ nằm ở tầm thấp, tối đa là 5, 6 tầng nên gần gũi với không gian phố thị, cây xanh, rao hàng, buôn bán… chứ không phải lên hẳn trên cao như chung cư cao ốc. Các lợi thế đó cần khai thác, phát huy thì sẽ nâng tầm giá trị chung cư lên nhiều hơn. Tôi xin nêu ra một vài mong muốn tạm gọi là tiêu chí để các nhà chuyên môn nên lưu ý khi xử lý không gian cũ trong chung cư như sau:

– Đừng bỏ qua bối cảnh và quan hệ với đường phố, dân cư, loại hình kinh doanh hiện hữu.
– Đừng làm “đồ giả” theo kiểu tái hiện, sân khấu, sắp đặt.
– Đừng xâm phạm vào phần cứng, đục phá biến đổi cấu trúc; rất cần đảm bảo cung cấp tốt các dịch vụ liên quan (để xe, khu vệ sinh, an ninh…).

bt 12_resize

bantron_Hua Bich QuyenHỨA BÍCH QUYÊN – KINH DOANH NỘI THẤT

Tôi thấy rằng không gian cũng như đời người, có tuổi thọ nhất định, có lúc này lúc khác, nếu thay đổi phù hợp và kịp lúc thì sẽ luôn có sức sống, có diện mạo phù hợp và có thể “tái sinh” hiểu theo nghĩa là đẹp hơn, có ích hơn chứ không mòn mỏi chờ ngày đập bỏ. Thiết kế cải tạo, từ chung cư cũ đến nhà xưởng (như trường hợp khu 3A Tôn Đức Thắng đang là một khu kinh doanh có tính nghệ thuật khá ấn tượng) đều là giải những bài toán thú vị, thiết yếu và có sự tiếp nối. Tư duy “cũ là bỏ” xem ra rất phản cảm vì với tư duy đó sẽ không còn gì để tiếp nối, không biết giữ chút ký ức nào của cuộc sống và không gian sống. Nếu đánh giá đúng bối cảnh cụ thể, ta sẽ thấy chỉ có các chung cư tọa lạc ở vị trí trung tâm Q.1 mới có giá trị kinh doanh và từ đó, thôi thúc người ta cho thuê hay tự tay sửa lại để làm quán xá, làm căn hộ cho thuê lại. Khi nhích qua Q.10, Q.3 hay Q.4 thì giá trị chung cư cũ sẽ “rớt” nhanh vì không có sự thu hút của bối cảnh chung quanh thì ai tìm lên quán xá trong một tòa chung cư cũ xuống cấp xập xệ? Một yếu tố nữa là “buôn có bạn bán có phường” cũng khiến cho các chung cư ở khu thời trang Lý Tự Trọng hay gần đây là phố đi bộ Nguyễn Huệ trở nên hấp dẫn hơn, chứ nếu trong chung cư (dù là trung tâm) chỉ có 1 căn hộ làm dịch vụ đơn lẻ thì rất khó tồn tại. Vì vậy tôi cảm nhận ở đây một câu chuyện cần nói với nhà quản lý: khi chính sách quản lý có cân nhắc giữa bảo tồn và phát triển, giữa đập bỏ và tôn tạo có xét từng trường hợp cụ thể thì sẽ tạo nên các địa điểm, không gian có giá trị sống không chỉ ở cái vỏ vật chất mà ở tâm thức cư dân, thói quen và sự gợi nhớ ký ức khiến người ta sẵn sàng kinh doanh và chia sẻ không gian trong các căn hộ cũ kỹ nhưng còn đủ sức hấp dẫn. Bạn có thấy phố lồng đèn Q.5 hôm Trung thu vừa rồi không? Toàn bộ các phố chung quanh đã trở thành phố đi bộ, với nhiều sinh hoạt đường phố phong phú hơn, chứ không chỉ là mấy chục mét bán lồng đèn như cũ nữa.

bt 13_resize

bantron_VuKhanhTruongVŨ KHÁNH TRƯỜNG – NHIẾP ẢNH GIA

Theo tôi biết hiện nay có một số nơi không ủng hộ việc kinh doanh trong chung cư cũ vì lo ngại về an toàn, phòng cháy, tiếng ồn… là những lo ngại chính đáng xuất phát từ thực tiễn phức tạp và thiếu kiểm soát. Nhưng nếu có sự quan tâm sát hơn đến từng trường hợp cụ thể thì vẫn có thể cho phép loại hình kinh doanh trong chung cư cũ khai thác được lợi thế và tạo dựng thêm công ăn việc làm cũng như gia tăng giá trị bất động sản.

Các chung cư cũ từ thập niên 60 – 90 của thế kỷ 20 dù chưa có các tiện nghi cao cấp (thang máy, điều hòa không khí trung tâm, hầm đậu xe…) nhưng đa số đều sở hữu giá trị về mặt vị trí rất đắt giá, như các chung cư ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng… hiện nay đã minh chứng. Người ta ghé lên quán xá, shop, spa, gallery nghệ thuật… trên mấy chung cư cũ đó cũng vì vị trí, góc nhìn và sự tiện lợi thừa hưởng từ khu trung tâm chung quanh. Nhưng người ta cũng hay than phiền vì những bất cập yếu kém như thiếu chỗ đậu xe, vệ sinh chung kém, không có thang máy, sự khập khễnh đến mức khó chịu về hình thức… mà các hộ trong chung cư cũ khi kinh doanh không thể tự mình giải quyết được.

bt 02_resize

Một vấn đề nữa là việc sử dụng sai chức năng không gian dẫn đến nhiều bất cập, ví dụ từ căn hộ có phòng ngủ chuyển đổi thành không gian café, hay chỗ vốn là bếp thì đập ra làm nơi bán đồ handmade, nếu không có bàn tay chuyên nghiệp xử lý thì dễ gây bất cập, hoặc thiếu an toàn (cháy nổ, ngấm dột) do đổi công năng sử dụng. Mấy năm gần đây phổ biến kiểu dùng vật liệu cũ tái sử dụng, nhưng nhìn kỹ thì không phải vậy, chủ yếu là dạng lấy mấy thùng gỗ rẻ tiền về đóng ghép lại rất bôi bác, hoặc tô vẽ lên tường và làm đồ thủ công treo móc mà thôi, chứ không khai thác được yếu tố không gian và làm bật lên vẻ đẹp của căn hộ cũ.

THỰC HIỆN: KTS LÊ HUY
ẢNH: VIỆT KHÔI

Theo Tạp chí Kiến Trúc Nhà Đẹp – Số Tháng 10/2016

Có thể bạn thích

Bàn Tròn

NHÌN VỀ NƠI AN TRÚ

Vì một số lý do khách quan mà Bàn Tròn tản mạn đầu năm không được tổ chức tại một thời điểm với đầy đủ khách mời dự kiến. Tuy

Bàn Tròn

Chọn và trang trí với đồ thủ công mỹ nghệ

KTNĐ – Bản thân đồ thủ công mỹ nghệ luôn chứa đựng nét đẹp và sự tinh xảo, giá trị vật chất lẫn tinh thần không hề ít, thậm chí

Bàn Tròn

KHÉO XOAY XỞ CHO NƠI Ở

Các ý kiến dù từ góc độ chuyên môn thiết kế hay người làm nghệ thuật hoặc vai trò nhà đầu tư bất động sản… cũng đều đem lại những