Linh vật Gargoyle trong kiến trúc phương Tây
KTNĐ – Những gargoyle vui nhộn trong phim hoạt hình “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” khiến tôi cứ nhớ mãi. Lúc nhỏ tôi cứ nghĩ đó là sáng tạo nghệ thuật của tác giả phim, nhưng thật ra không phải vậy.
Trong kiến trúc, gargoyle là một hình thức điêu khắc trang trí cực kỳ đa dạng gắn với ống máng thoát nước mái được gắn trên các mặt tường của tòa nhà, ngăn nước chảy thấm xuống các bức tường làm xói mòn vữa hồ.
Các nhà thiết kế thường sử dụng nhiều gargoyle để phân chia lượng nước mưa xả xuống từ mái một cách tối thiểu, nhằm mục đích thoát nước mái nhanh nhất. Máng xối được đặt phía sau gargoyle và nước mưa sẽ thoát theo những chiếc mõm đang mở rộng.
Gargoyle thường được thiết kế như một sinh vật kỳ quái thon dài do chiều dài được xác định bởi khoảng xa cần thiết để dẫn nước từ vách tường cao lao xuống. Khi những trụ tường Gothic được sử dụng, các ống dẫn nước đôi khi chèn vào những trụ tường này để làm chệch đi hướng nước ở khắp các bức tường bên cánh.
1. Thuật ngữ bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp gargouille, và trong tiếng Anh có nghĩa gần với “cổ họng” hay cách hiểu khác được biết đến như “thực quản/cổ họng/eo lạch (sông biển)”.
Từ Latin gurgulio, gula, gargula (“thực quản/eo lạch sông biển” hoặc “cổ họng”) và những từ tương tự bắt nguồn từ gar (cá nhái), đến gárgola, “gargoyle”). Nó cũng được nối kết với động từ tiếng Pháp gargariser với nghĩa “súc miệng”.
Từ tiếng Ý chỉ gargoyle là doccione hay gronda sporgente, một cụm thuật ngữ kiến trúc chính xác có nghĩa là “thò ra/nhô ra/lồi ra”.
Khi không được sử dụng như một ống máng, gargoyle chỉ mang chức năng trang trí mỹ thuật mà thôi. Từ chính xác để chỉ nghệ thuật điêu khắc này là chimera (quái vật đuôi rắn mình dê, đầu sư tử), hoặc boss (phần lồi, vấu lồi).
Cùng với boss và chimera, gargoyle được xác định là linh vật gây nên sự hoảng sợ và đảm nhận công năng bảo hộ: canh gác/canh giữ nhà thờ tránh xa những điều xấu xa hay các hồn ma có hại.
2. Một truyền thuyết về gargouille của nước Pháp cho rằng nó được xuất phát từ tên gọi thánh Romanus (Romain/631-641 công nguyên), đại pháp quan xa xưa của vua Merovingian Clotaire II, người được cử làm giám mục vùng Rouen. Hành trang của ông được liên kết với con quái vật Gargouille (hoặc Goji) hay quanh quẩn đó đây ở vùng Rouen.
Gargouille được cho là đặc trưng tiêu biểu của một con rồng mang đôi cánh dơi, cổ dài và khả năng thở ra lửa từ chiếc mõm.
Chiếc đầu của nó sau đó được đóng lên bức tường vừa mới xây của nhà thờ để xua đuổi các hồn ma xấu xa và dùng để bảo hộ. Vào ngày tưởng niệm thánh Romanus, các Tổng giám mục vùng Rouen được ban cho quyền phóng thích một tù nhân vào lúc mà chiếc hòm đựng thánh tích của thánh được mang đi diễu hành.
3. Gargoyle thường được ứng dụng trong các công trình thời trung cổ, nhưng qua các thời đại những ý nghĩa về một loại hình nghệ thuật ống máng dẫn nước đã bị chệch đi. Trong kiến trúc Ai Cập cổ xưa, gargoyle có những biến đổi nhỏ, tiêu biểu bởi đặc trưng trong hình thức đầu sư tử.
Tương tự, ống máng mõm sư tử cũng thấy trên các điện thờ Hy Lạp, chạm khắc hoặc đúc khuôn, có tượng cẩm thạch hay sành cymatium của gờ/mái đua. Một ví dụ tiêu biểu đó là 39 máng xối đầu sư tử còn tồn tại ở điện thờ của Zeus. Nguyên bản có 102 gargoyle hay máng xối, nhưng vì quá nặng nề (do chúng được chạm khắc từ cẩm thạch), nhiều gargoyle đã bị gãy và được thay thế.
Nhiều nhà thờ lớn thời trung cổ có cả các gargoyle và chimera. Những điển hình nổi tiếng nhất là của Notre Dame de Paris. Mặc dù có đặc điểm kỳ cục nhất, những gargoyle có đủ tất cả những hình tượng của các kiểu loại. Một vài gargoyle được miêu tả như những tu sĩ, hoặc là sự kết hợp giữa các sinh vật có thật với con người, nhiều loại có hình tướng khôi hài.
Sự pha trộn các hình dạng thú vật bất thường, hay chimera, không đảm nhận công năng như một máng xối tạo nên những sự tương thích đến kỳ cục. Chúng chỉ có chức năng trang trí, nhưng ngày nay vẫn gọi là gargoyle. Cả những máng xối trang trí hay không trang trí nhô ra từ mái nhà ở các dãy lan can, tường chắn để đưa nước mưa xuống từ các tòa nhà tồn tại cho đến đầu thế kỷ 18.
Từ đó đến nay, ngày càng nhiều hơn những tòa nhà sử dụng các ống dẫn nước từ máng xối mái nhà chảy xuống đất và chỉ một số ít tòa nhà sử dụng gargoyle.
4. Gargoyle được sử dụng ở các nhà thờ Công giáo bởi hai công năng trong suốt các thời kỳ lịch sử. Công năng chính được sử dụng là nhằm truyền đạt ý niệm ma quỷ/sự xấu xa thông qua các hình thức gargoyle, chúng đặc biệt hữu ích trong việc truyền tải các thông điệp nghiêm khắc đến với người dân, phần lớn là mù chữ và thất học.
Gargoyle cũng được cho rằng có khả năng xua đuổi ma quỷ/xấu xa ra xa khỏi nhà thờ, chính nó giữ các yêu ma bên ngoài những bức tường nhà thờ. Ai Cập, Hy Lạp, Etruscans và La Mã cổ đại đều sử dụng các máng xối có hình dạng thú vật.
Trong suốt thế kỷ 12, gargoyle xuất hiện ở nhà thờ châu Âu, La Mã đã phát triển mạnh mẽ và biến đổi theo các cư dân mới. Phần lớn vào thời điểm đó, các dân cư đều thất học và mù chữ, vì thế dùng hình tượng để truyền đạt những ý niệm là rất quan trọng.
Trong khi nhiều sinh vật có tính năng thần thoại, những đặc tính của con người đôi khi cũng được gán cho các sinh vật cụ thể – đó là những con vật được nhân cách hóa. Tuy nhiên, vài tăng lữ trung cổ cho rằng gargoyle như là một hình thức sùng bái thần tượng.
Vào thế kỷ 12, thánh Bernard của Clairvaux cũng đã phát biểu phản đối các gargoyle.
Bài: HUỲNH THANH BÌNH
Tạp chí Kiến Trúc Nhà Đẹp – số tháng 6.2015
Có thể bạn thích
NHỮNG ĐƯỜNG CONG THÂN THUỘC
SHOWROOM: LẦU 4, TÒA NHÀ KHANG MINH – 55 SƯƠNG NGUYỆT ANH, Q.1, TP.CHM Theo TẠP CHÍ KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP SỐ THÁNG 4.2018
Mái nhà người du ngư
KTNĐ – Xuất hiện trên cuộc đời này, có người bám chặt ở mặt đất phố thị, có người kết dính ở làng mạc, có người neo vào thảo nguyên,
Khoảnh khắc nhiếp ảnh gia – KIẾN TRÚC SƯ VÕ PHI LONG
Bài KTS.Vũ Xuân Thảo Theo TẠP CHÍ KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP SỐ THÁNG 4.2018