SUM VẦY VỚI NẮNG VỚI GIÓ

SUM VẦY VỚI NẮNG VỚI GIÓ

Phòng ăn mở thoáng là nơi nữ gia chủ quán xuyến và tự tay trình bày những bữa cơm ấm cúng cho gia đình hay tiệc họp mặt bạn bè, kết hợp chỗ đàn hát với nhau khá lung linh. Còn góc cà phê ngoài sân nhỏ thì bạn bè ghé lại luôn muốn “tấp vô”, đơn giản vì gọn ghẽ sạch sẽ và đủ đầy nắng gió dù là sáng hay chiều…

Khá nhiều gia chủ và nhà thầu kinh nghiệm thường kể ra một hạn mức trung bình 5 đến 10 năm để một ngôi nhà cần phải đại tu, “nặng” hơn là phải cải tạo nâng cấp. Trong khoảng thời gian tính từ khi dọn vào nhà mới, những đứa trẻ dần lớn hoặc qua tuổi teen, đi học đi làm, người trung niên rẽ sang ngưỡng xế chiều nhiều trăn trở, và bậc cao niên thì khó khăn cực nhọc nếu phải lên xuống thang lầu. Cải tạo và nâng cấp cho không gian sống tốt đẹp hơn trở thành nhu cầu có thực, nhất là khi gia chủ đã đủ trải nghiệm để biết nhà mình giờ đây khác với gần chục năm trước, cần gì và nên thêm hay bớt gì. Để ra “ đầu bài” cho thiết kế đúng hơn, đủ hơn và thậm chí “ chất chơi” hơn.

Đó cũng là cách gia chủ căn biệt thự tràn đầy nắng gió bên Phú Mỹ Hưng này đề nghị với kiến trúc sư: cải tạo ngôi nhà của họ sao cho thêm được những góc ấm áp sum vầy và đủ đầy tiện nghi của một giai đoạn mới.

Cũng vì khá hiểu ngôi nhà mình nên gia chủ biết cách chăm chút cho các ý thích riêng của các thành viên được thể hiện đúng chỗ. Như việc gắn thêm thang máy giúp các bậc cao niên an tâm sinh hoạt và thiền định trên tầng thượng. Như xử lý tủ đồ và khu làm việc, thư giãn cạnh phòng ngủ giúp gia chủ thoải mái hơn với bộ sưu tập của mình. Tuy nhiên, có thể thấy không gian tầng trệt đã đạt sự đồng thuận cao nhất khi xử lý phòng ăn thành “trái tim” của cả ngôi nhà. Nơi đây cụ bà có thể thư thả “điều hành” chuyện bếp núc mỗi ngày, cũng là nơi nữ gia chủ quán xuyến và tự tay trình bày những bữa cơm ấm cúng cho gia đình hay tiệc họp mặt bạn bè kết hợp một góc đàn hát với nhau khá lung linh. Còn góc cà phê ngoài sân nhỏ thì bạn bè ghé lại luôn muốn “tấp vô”, đơn giản vì gọn ghẽ sạch sẽ và đủ đầy nắng gió dù là sáng hay chiều. Dễ nhận ra chất lượng thiết kế và thi công thể hiện tính cầu toàn của các bên thông qua phối kết chất liệu, màu sắc sàn đến tường, từ tủ kệ lên trần đèn… giúp nội thất hiện đại, ấm áp và khá “chín chắn” qua đường nét và xử lý chi tiết. 

Ghé thăm công trình vài lần sau khi hoàn thành, người thiết kế luôn hạnh phúc bởi những dụng công chăm chút của mình khi cộng hưởng với sự quan tâm kỹ lưỡng của gia chủ đã đem lại kết quả xứng đáng. Một không gian sống không độc lạ, không nổi bật và cũng không hoành tráng. Ngôi nhà đơn giản mà chỉn chu, tươi tắn trong nắng gió và đằm thắm các sắc màu ấm áp quanh bữa ăn sum vầy cùng gia đình, bạn bè, còn mong gì hơn thế.

THÔNG TIN CÔNG TRÌNH:

Thiết kế KTS Trần Kế Hào, Công ty A4U Projects

Thi Công Hồ Văn Bắc – Nguyễn Tiến Hoàng

00_ camatbang

 Hình các Mặt bằng của nhà sau khi cải tạo

01

 Hiện trạng trước khi cải tạo

02

Khu “trà nước” ngoài hiên trước như một không gian lý tưởng cho trò chuyện, đối ngoại. Đủ ấm áp thân mật mà vẫn giữ lề lối trong tiếp đón 

07

 Phòng khách, sinh hoạt dù mở thông nhưng rất ấm áp, trang trọng và gần gũi 

11

 Bàn ăn là nơi “đối nội” sinh hoạt thân thiết trong gia đình nhưng cũng là nơi “đối ngoại” của các dịp họp mặt, lễ tiệc

12

Gian bếp đóng/mở cho phù hợp với sinh hoạt của bàn ăn

15

Trưng bày và cũng “mở” lối một cách sang trọng vào nhà vệ sinh

17

 Cận cảnh bàn ăn với trang trí của nữ gia chủ

22

 Không gian tràn đầy nắng gió

25

 Mặt tiền về chiều tối.

28

Âm nhạc, hoa cỏ cho không gian sống thêm chút thơ

Bài: MINH KIỆT

Ảnh: Tamago Photo

Theo TẠP CHÍ KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP SỐ THÁNG 08.2022

Có thể bạn thích

Giải Pháp

Pha trộn nhẹ nhàng

KTNĐ – Một căn hộ ấm áp với phong cách cổ điển pha lẫn hiện đại. Một sự pha trộn nhẹ nhàng… Một gia đình trẻ gồm hai vợ chồng

Chốn Riêng

CÓ CÁI NẮNG, CÓ CÁI GIÓ…

Tọa lạc ở vùng đất cao nguyên có khí hậu chuyển đổi rõ rệt theo mùa tiết, như nóng, lạnh, khô hanh, mưa ẩm… ngôi nhà ẩn chứa nhiều sắc

Công Trình

NHÀ KHÔNG “ĐU TREND”

Từ ngôn ngữ thiết kế, ngôn ngữ không gian thể hiện qua hình ảnh thực tế, đến ngôn ngữ “chuyện bây giờ mới kể” của người cảm nhận công trình,